Nếu biết được mẹ bầu có ăn được hạt sen không, bạn chắc chắn sẽ không muốn bỏ lỡ loại hạt nhiều giá trị dinh dưỡng này trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
Người ta thường nói mẹ bầu ăn hạt sen không chỉ hỗ trợ chữa nhiều bệnh mà còn làm tăng tiết sữa chất lượng. Để chứng thực điều này đúng không, bạn hãy tìm hiểu mẹ bầu có ăn được hạt sen không nhé.
Mẹ bầu có ăn được hạt sen không?
Sau khi sinh bé, cơ thể phụ nữ bị suy giảm, nhịp độ sinh học của cơ thể bị đảo lộn khiến mẹ phải đối mặt với tình trạng mất ngủ trầm trọng. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh trầm cảm, khiến mẹ không chỉ mất nguồn sữa tốt cho con, mà tâm tính cũng thay đổi, dễ nổi giận.
Các nhà khoa học tại viện phụ sản trung ương đã nghiên cứu và kết luận: “Trong 6 tuần đầu tiên sau sinh, người phụ nữ thường khó ngủ hơn 20% so với bình thường, do nồng độ estrogen và progesterone bị giảm sút hoặc do những áp lực trong việc chăm bé về đêm, khiến mẹ trằn trọc mãi không thể chợp mắt… Để khắc phục chứng mất ngủ sau sinh, mẹ nên tìm cách điều trị kịp thời.
Một trong những cách an toàn để chữa mất ngủ cho mẹ là dùng hạt sen tươi, tâm sen. Từ lâu, ông bà ta coi hạt sen tươi, tâm sen như một dược liệu chữa nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ.
Còn theo Đông y, hạt sen có tác dụng ích tâm, bổ thận, kiện tỳ, an thần bởi loại hạt này rất giàu đạm, canxi, phốt pho…
Với câu trả lời này, chắc chắn mẹ đã biết bà đẻ có ăn được hạt sen không. Mẹ có thể ăn hạt sen sấy khô khi coi phim thư giãn, trong lúc chăm con hoặc tự tay chế biến hạt sen tươi để dùng trong bữa ăn hàng ngày.
Không chỉ vậy, mẹ ăn hạt sen cũng có thể nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng. Chỉ với một hạt sen nhỏ nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như tinh bột, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất như vitamin B2 (riboflavin), natri, kali, canxi, magie, phốt pho… Đặc biệt, loại hạt này còn không chứa cholesterol gây hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng hạt quá nhiều hoặc nhâm nhi hơn 2 giờ/ngày. Nếu thấy cơ thể không hấp thụ được hạt sen, mẹ hãy đến cơ sở y tế để nhận tư vấn từ bác sĩ nhé.
Tác dụng của hạt sen đối với phụ nữ sau sinh

Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của hạt sen với phụ nữ sau sinh, bạn sẽ cho mình kết luận chính xác hơn bà đẻ có ăn được hạt sen không đấy.
Theo y học cổ truyền, hạt sen có vị ngọt, hơi chát, tính bình, ngoài tác dụng chữa suy nhược cơ thể thì hạt sen còn mang đến nhiều công dụng khác dưới đây.
1. Giúp mẹ bỉm kiểm soát huyết áp
Sau sinh, do những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể, cũng như chế độ ăn uống và vận động, mẹ bỉm phải đối mặt với nguy cơ mắc nhiều loại bệnh về huyết áp, tiểu đường, và thậm chí là tim mạch.
Lúc này, bà đẻ ăn hạt sen được không? Hạt sen có thể giúp mẹ phòng tránh và khắc phục các tình trạng bệnh bởi có chứa nhiều vitamin B, chất xơ và ít calo.
Nhờ đặc điểm này, hạt sen cũng giúp mẹ giảm được lượng đường trong máu, từ đó phòng tránh bệnh tiểu đường trong thời kỳ hậu sản. Hơn nữa, hàm lượng natri thấp trong hạt sen cũng rất có lợi cho hệ tim mạch của mẹ và bé.
2. Chống viêm và giảm đau do viêm khớp
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các chất chống oxy hóa trong hạt sen – đặc biệt là kaempferol có khả năng chống viêm mạnh. Do đó, sử dụng các bài thuốc và món ăn từ dược liệu này có thể giảm tình trạng sưng đỏ và đau nhức do các bệnh viêm khớp mãn tính gây ra như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…
Ngoài ra, hạt sen còn chứa vitamin C dồi dào. Loại vitamin này không chỉ tốt cho hệ miễn dịch mà còn có khả năng chống oxy hóa mạnh, kích thích sụn khớp sản sinh collagen giúp duy trì độ dẻo dai và đàn hồi xương khớp. Do vậy, mẹ bổ sung hạt sẽ giúp giảm cơn đau mệt mỏi kéo dài.
3. Làm đẹp da, chống lão hóa
Hạt sen có tác dụng thanh nhiệt rất tốt nên uống nước hạt sen thường xuyên không chỉ giúp da sáng, khỏe hơn mà còn khiến mụn nhọt tiêu tan. Đây thực sự là cách “cứu cánh” cho các mẹ bỉm, vốn dễ bị mụn nhọt và nám da do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể.
Ngoài ra, không chỉ hạt sen mà các bộ phận khác của cây sen cũng được sử dụng để làm đẹp chẳng hạn như củ sen, hoa sen, ngó sen…
Hoa sen: Rất giàu axit linoleic protein, phốt pho, sắt, vitamin A và C, được dùng trong spa thư giãn, hoặc tinh dầu sen được pha vào bồn nước tắm, giúp khử tế bào da già cỗi và lưu thông khí huyết.
Ngó sen: Cũng có khả năng tương tự, giúp sản sinh ra các chất đề kháng. Mẹ làm một ly nước ép từ ngó sen có công dụng giải độc tố, “đánh tan” các vết nám, tàn nhang, trị mụn trứng cá, mụn nhọt…
Hạt sen và củ sen: Chất enzyme đặc biệt trong hạt sen và củ sen có tác dụng “hàn gắn, phục hồi” protein trong cơ thể và làm cho làn da luôn tươi sáng, trẻ trung.
4. Giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện giấc ngủ
Ngoài những lợi ích trên, hạt sen còn giúp giải tỏa căng thẳng nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa giúp tiêu trừ gốc tự do và bảo vệ tế bào thần kinh.
Mẹ có thể chế biến hạt sen trong các món ăn nhằm cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong những tháng ngày “vật lộn” thức khuya chăm sóc con yêu.
5. Làm tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh
Hạt sen được đánh giá là thực phẩm tốt cho mẹ đang cho con bú bởi giúp mẹ tăng tiết sữa cho cơ thể.
Cách chế biến sữa yến mạch hạt sen lợi sữa cho mẹ

Nhiều người thường muốn bắt tay chế biến hạt sen lợi sữa ngay sau khi đã biết bà đẻ có ăn được hạt sen không. Nếu cũng có hứng thú tương tự, bạn hãy thử làm sữa yến mạch hạt sen nhé.
Nguyên liệu chuẩn bị
- 50g hạt sen tươi
- 50g yến mạch cán dẹt
- 20g đường phèn
- Một ít sữa tươi hoặc sữa đặc
- 5 bông đậu biếc khô giúp tạo màu (nếu có)
- Tinh chất vani giúp tạo mùi thơm cho sữa (nếu có)
Các bước thực hiện
– Bước 1: Sơ chế
Hạt sen: Loại bỏ tim sen và ngâm nước ấm trong 2 giờ. Sau đó, bắc bếp hấp sơ qua
Yến mạch: Ngâm nước 1 giờ, sau đó rửa sạch lại bằng nước cho bớt nhớt
– Bước 2: Cách nấu sữa
Hoa đậu biếc thơm đun cùng 1 lít nước trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Mẹ bỏ phần xác hoa, lấy nước để tạo màu đẹp mắt (nếu không dùng hoa đậu biếc, mẹ có thể bỏ qua bước này).
Tiếp theo, mẹ bắc nồi nước hoa đậu biếc và cho yến mạch cùng hạt sen vào đun trong 10 phút. Mẹ nhớ đảo đều tay, vì yến mạch dễ bị cháy dưới đáy nồi.
Sau khi nấu trong, mẹ xay hỗn hợp bằng máy xay rồi lọc lấy nước cốt qua rây lần nữa cho hết cặn bã.
Cuối cùng, mẹ nấu lại phần nước cốt sữa cùng với 20g đường phèn, 1 ít sữa đặc/tươi với lửa nhỏ liu riu cho đến khi dung dịch hòa tan hết thì tắt bếp.
Để sữa có mùi thơm hơn, mẹ nên cho thêm 2, 3 giọt tinh chất vani vào.
– Một số mẹo trước khi nấu:
- Nếu mẹ có ý định giảm cân thì không nên cho đường trong lúc nấu
- Không nên nấu quá nhiều hạt sen, hoặc ít nước vì sẽ làm sữa đặc sệt, khó uống
- Mẹ nên uống khi vừa nấu xong, và không nên đun lại sữa làm mất chất dinh dưỡng
- Bảo quản sữa trong tủ lạnh, tránh hư hỏng
Lưu ý cho mẹ khi ăn hạt sen
Bà đẻ có ăn được hạt sen không cũng phụ thuộc nhiều vào cách bạn sử dụng loại hạt này. Hạt sen tuy nhiều công dụng nhưng mẹ không nên lơ là các lưu ý sau:
- Không nên ăn quá nhiều hạt sen tươi cùng lúc vì có thể gây ngộ độc, khó thở.
- Tim sen tuy đắng, khó ăn nhưng lại có tác dụng điều trị mất ngủ hiệu quả, mẹ không nên bỏ tim khi chế biến món ăn nhé.
- Nếu bị mắc bệnh tim, bạn không nên dùng hạt sen. Hoặc nếu muốn ăn thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thực phẩm này.
- Mẹ không nên ăn sen khi có vấn đề về đường tiêu hóa vì sẽ khiến tình trạng đầy bụng của mẹ càng nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng sức khỏe.
Xem thêm: